1. Khái niệm về sơn epoxy Sơn epoxy là loại sơn cao cấp gồm hai thành phần chính là dung môi và phần đóng rắn polyamide, sơn có thể bám dính trên nhiều bề mặt từ bê tông đến các chất có kết cấu kim loại hay các loại gỗ, .v.v..
2. Những ưu điểm và lợi ích của sơn epoxy mang lại: Sơn epoxy được dùng rộng rãi cho nhiều mặt phẳng như: sàn, nền, tường, tầng hầm,... Nó mang lại rất nhiều tính năng giúp cho việc bảo vệ mặt phẳng cũng như phục vụ hoạt động trên đó thật sự tiện nghi và hiệu quả nhất. Những lợi ích của sơn Epoxy cụ thể như sau:
Tính thẩm mỹ cao: Bề mặt sơn có độ bóng cùng với màu sắc tươi và khó phai làm cho bề mặt sơn đẹp đảm bảo được yêu cầu về thẩm mỹ. Tính bền chắc chất lượng: Chất lượng đến từ nguyên vật liệu, chúng tôi đảm bảo chất lượng và cam kết bảo hành 12 tháng sử dụng cho khách hàng. Tính chống bám bụi và dễ dàng lau chùi: Do độ bóng của sơn mang lại nên khả năng bám bụi của bề mặt sơn rất thấp song việc làm vệ sinh lau chùi trên mặt sàn cũng rất nhanh chóng và nhẹ nhàng. Khả năng chống thấm: Đặc biệt của loại sơn epoxy có loại chống thấm là bề mặt sơn sau khi khô chống thấm hoàn toàn với nước. Tính năng này phù hợp cho các hồ bơi, bể chứa nước sạch,... Khả năng chịu lực, ma sát: Với tính năng này thì sơn epoxy thường được dùng cho các công trình sơn cho nhà xưởng, nhà kho, tầng hầm,.. 3. Phân loại sơn sàn epoxy Sơn sàn epoxy thường được dùng hiện nay có hai dạng là: Sơn epoxy hệ lăn và sơn epoxy hệ tự san phẳng. Hai dạng này khác nhau về nguyên vật liệu, phương pháp thi công và tất nhiên chất lượng sẽ khác với giá thành cũng tương ứng khác nhau. Sơn sàn epoxy hiện nay trên thị trường có 03 loại như sau :
- Sơn epoxy gốc dầu
- Sơn epoxy gốc nước
- Sơn epoxy không dung môi
4. Phương pháp thi công Việc thi công sơn epoxy bằng phương pháp nào phụ thuộc vào dòng sản phẩm sử dụng. Sơn epoxy bao gồm hai dòng sản phẩm chính là sơn epoxy hệ lăn và sơn epoxy hệ tự san phẳng (sơn epoxy tự cân bằng). Với sơn epoxy hệ lăn có 02 phương pháp thi công là dùng lăn ru lô hoặc phun bằng áp suất khí. Với sơn tự cân bằng dùng phương pháp đổ tự phẳng.
Chuẩn bị
Việc thi công sơn epoxy được thực hiện trên nề nhà xưởng nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng , độ phẳng của nền bê tông nhà xưởng. Để công trình đạt chất lượng và tính thẩm mỹ cao nhất phải chuẩn bị ngay từ ban đầu là công đoạn đổ bê tông nền nhà xưởng.
Yêu cầu đối với nền bê tông nhà xưởng thi công sơn epoxy
- Mác bê tông phải từ 250 trở lên.
- Nền nhà xưởng phải có các khe giãn nở bê tông.
- Phải tiến hành chống thấm ngược trước khi tiến hành đổ bê tông nền. Phương pháp chống thấm ngược: Lót 02 lớp nilong, trải vải địa kỹ thuật hoặc trải màng bitum
- Lấy cốt sàn thật chuẩn, dùng máy xoa nền xoa tạo phẳng toàn bộ mặt sàn bê tông. Nền bê tông nhẵn và bằng phẳng quyết định rất lớn đến chất lượng nền thi công sơn epoxy.
Quy trình thi công
Sơn epoxy có những đặc tính ưu việt như: Bền màu, chống trơn trượt, chống bụi, chịu được mài mòn và ma sát rất tốt chính vì vậy nó góp phần làm đẹp cho sàn nền công trình của bạn. Để có được điều đó cần trải qua các bước như sau: Bước thứ 1: Xử lý bề mặt sàn Đây là khâu rất quan trọng, mặt sàn của bạn đạt chất lượng như mong muốn hay không phụ thuộc vào cách xử lý bề mặt sàn đã kỹ chưa. Cần sử dụng máy hút bụi để loại bỏ các dị vật, dầu, mỡ, hóa chất, nước tù đọng… để tạo độ nhám cho sơn epoxy dễ dàng liên kết với mặt sàn
Bước thứ 2: Tiến hành xử lý, che lấp các lỗ hổng trên bề mặt sàn Thông thường khi gặp điều kiện thời tiết xấu, qua một thời gian bề mặt sẽ bị thẩm thấu khiến cho mặt sơn hay xuất hiện những vệt rỗ, thủng li ti, bong tróc, rạn nứt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng và thẩm mỹ của sàn. Muốn khắc phục tình trạng này bạn cần phải che lấp những khuyết điểm đó bằng hỗn hợp keo epoxy. Đợi khi sơn khô lại thì dùng máy mài tay xả lại.
Bước thứ 3: Thi công lớp sơn lót Phân chia tỷ lệ hợp lý rồi sau 2 giờ khi bề mặt sơn đã xử lý sạch và đảm bảo độ khô thì tiếp tục thi công lớp sơn lót khô. Đổ thùng chứa chất đóng rắn vào thùng chứa Base theo đúng tỉ lệ hợp lý, dùng máy khuấy trộn đều 5-10 phút rồi tiến hành thi công.
Bước thứ 4: Thi công lớp sơn cuối cùng hoàn thiện sản phẩm Bạn đổ sơn lên mặt sàn rồi dùng bàn gạt, trang kéo cho lớp sơn dàn trải đều và có độ dày thích hợp. Để có hiệu quả láng và bề mặt đẹp bạn nên gạt qua gạt lại nhiều lần. Nếu thấy hiện tượng có bọt khí, bạn nên chuẩn bị dung môi lên để phun lên phá bọt
Bước thứ 5: Bước cuối nghiệm thu công trình Kết thúc thi công sau 24h có thể di chuyển trên bề mặt, nhưng để đảm bảo chắc chắn nhất thì từ 7 -10 ngày kể từ khi nghiệm thu công trình có thể hoặt động bình thường trên bề mặt. |